Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Những thành phần trong mỹ phẩm sẽ khiến bạn giật mình

Những thành phần trong mỹ phẩm sẽ khiến bạn giật mình

Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã biết pha chế các nguyên liệu tự nhiên để bảo vệ làn da. Tinh dầu hoa hồng, quả kiwi, bùn và mật ong là một trong số những nguyên liệu thông dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm trước đây và đến tận ngày nay chúng vẫn còn phổ biến. Ngoài ra, nguyên liệu làm mỹ phẩm còn rất phong phú tùy thuộc vào tập quán văn hóa, điều kiện tự nhiên của các vùng miền khác nhau trên khắp thế giới. Nhờ đó mà trong mỹ phẩm của chúng ta hiện nay chứa không ít thành phần gây ngạc nhiên.
1. Nhau thai: Rất giàu hormone và protein, chính vì vậy nhau thai được các nhà sản xuất mỹ phẩm sử dụng như một trong những thành tố quan trọng ở các loại kem khác nhau để kích thích tăng trưởng mô và làm giảm nếp nhăn.


2. Da bọc bao quy đầu:
 Những tế bào trong lớp hạ bì của bao quy đầu chứa rất nhiều nguyên bào sợi da người có khả năng sản sinh ra collagen. Chính vì vậy da bao quy đầu trở thành một nguyên liệu lý tưởng để chế tạo các loại kem chống nhăn, chống lão hóa hoặc serum để tiêm giúp làn da được căng mọng và đẹp hơn.

3. Phân chim sơn ca: Một trong những loại kem dưỡng da mặt có giá thành cao nhất thế giới được chiết xuất từ phân chim sơn ca. Trong phân chim sơn ca có chứa chất guanine, một chất vô định màu trắng hàm chứa nhiều nitơ có tác dụng tẩy các tế bào chết của da. Không chỉ thế, guanine còn hữu hiệu trong việc diệt khuẩn, làm lành da và tẩy trắng. Phương pháp dưỡng da này lần đầu tiên được sử dụng bởi các geisha và nghệ sĩ Kabuki của Nhật Bản. Ngoài ra đây cũng là một chất tẩy trang tuyệt vời dành cho các nghệ sĩ. Ngày nay, chất thải này được khử trùng trước khi bôi trực tiếp lên da mặt và phương pháp tẩy trang da độc đáo này đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Tại London, các trung tâm làm đẹp cung cấp dịch vụ này với giá 135 bảng Anh.

4. Chất ói của cá voi: Rất nhiều hãng nước hoa nổi tiếng như Oceans của Nautica sử dụng chất ói của cá heo (hay còn được biết đến như “long diên hương”) là một thành phần trong chế biến. Những khối lớn chất ói của cá voi trôi trên đại dương đã hấp thụ mùi vị của biển cả trong nhiều năm rồi dạt vào bờ biển Nam Mỹ hoặc Úc để tạo nên một hương thơm rất độc đáo. Và hãng nước hoa nổi tiếng Nautica đã cẩn thận chiết xuất từ chất ói của cá voi để làm nên một sản phẩm nước hoa với hương thơm thật đặc biệt.

5. Tinh trùng bò: Được tôn vinh là “Viagra dành cho tóc”, tinh trùng của giống bò Aberdeen được sử dụng tại một trung tâm làm đẹp nổi tiếng Anh quốc mang tên Hari’s. Tinh dịch này được hòa cùng với loại rễ cây Katera giàu protein để tạo nên một hỗn hợp dưỡng tóc. Sau đó, họ sẽ sử dụng đèn nhiệt để giúp cho chất dưỡng ẩm này thấm sâu vào tóc. Giá thành cho quá trình 45 phút làm đẹp này là từ 90 cho đến 138 đô la Mỹ. Ở Croatia và Nhật Bản cũng có nhiều hãng mỹ phẩm sử dụng tinh dịch bò cho các sản phẩm làm đẹp tóc.

6. Gián: Với nhiều người, gián là một loại côn trùng đáng ghét, tuy nhiên đối với phụ nữ Hàn Quốc thì gián lại là thứ nguyên liệu thiên nhiên tuyệt vời để làm mặt nạ. Gần đây, ở Hàn Quốc đang lưu hành một phương pháp làm đẹp da mặt rất độc đáo, đó là xay gián đang sống thành thứ bột nhuyễn rồi dùng bột gián ấy đắp mặt nạ. Nghe nói, chính mặt nạ này đã giúp nhiều phụ nữ Hàn Quốc có được làn da mặt mịn màng trắng đẹp.

7. Phân bò: Hiện nay phân và nước tiểu của bò đang được nghiên cứu tại Ấn Độ để chế tạo xà phòng tắm, kem đánh răng và kem dưỡng da sau khi cạo râu. Trung tâm nghiên cứu tại Deolapar đã được Mỹ và Trung Quốc mua bản quyền cho quy trình chưng cất nước tiểu bò. Các nhà khoa học Nhật Bản tại Trung tâm Y tế Quốc tế của Nhật Bản và Công ty Hóa học Sekisui cũng đã thành công trong việc chưng cất hương liệu vanillin từ phân bò. Nhiều người đã biết vanillin được chiết xuất từ hạt vanilla và hương liệu này đã được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như nước hoa, kem dưỡng da hoặc dưỡng tóc. Tuy nhiên, trong vài năm qua, hạt vanilla đã trở thành một nguyên liệu khó kiếm với giá thành không ổn định. Chính vì vậy phân và nước tiểu bò sẽ là chất liệu thay thế để sản xuất mỹ phẩm trong thời gian tới.

8. Chất nhờn của ốc sên: Một trong những nguyên liệu rất quan trọng của nhiều loại kem dưỡng ẩm nổi tiếng chính là chất nhờn của ốc sên. Chất nhờn này còn được sử dụng để tẩy sẹo, căng da và trị mụn. Mỹ phẩm nổi tiếng của Michael Todd, kem chống nhăn KNU có thành phần chính là chất nhờn của ốc sên và được bán trên thị trường với giá 130 đô la Mỹ. Theo trang web của Michael Todd, các nhà khoa học đã kết luận chất nhờn của ốc sên có khả năng điều trị nhiều bệnh ngoài da vì đặc tính làm tái sinh tế bào của nó. Tại một số trung tâm làm đẹp, dịch vụ chăm sóc da mặt sử dụng chất nhờn của ốc sên có giá lên tới 175 đô la Mỹ.

9. Nọc độc rắn: Phương thức sử dụng sản phẩm này thật đáng giật mình: nó bắt chước hiệu ứng khi bị rắn cắn để làn da rơi vào tình trạng tê liệt và trở nên căng khít! Chiết xuất từ nọc độc của rắn Viper đã được sử dụng trong sản phẩm kem chống nhăn.



10. Bọ rệp son:
 Màu đỏ thẫm của nhiều mỹ phẩm được chiết xuất từ loài bọ rệp son. Bọ rệp son được ngâm trong nước nóng, phơi khô và sau đó được nghiền nát để có được màu đỏ thẫm. Sau đó, màu này được sử dụng cho nhiều loại mỹ phẩm như thuốc nhuộm tóc, hoặc thậm chí còn được dùng làm màu son môi của nhiều hãng mỹ phẩm nổi tiếng.

Một câu chuyện xưa kể lại rằng phân dơi là một trong những thành phần được dùng để sản xuất mascara. Thực tế chất được sử dụng là guanin, một chất vô định hình màu trắng có trong vây của một số loài cá, trong phân các loài chim biển, trong gan và tụy các loài thú. Tên gọi của loại nucleobase này xuất phát từ thuật ngữ guano, vì nó được phân lập lần đầu từ phân chim (thổ ngữ Quechua Nam Mỹ, huanu - nghĩa là phân động vật). Chất phụ gia màu cho các loại mỹ phẩmđược Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ, châu Âu quy định chính là guanin và nó phải được chiết xuất từ vẩy cá, chứ không phải là phân dơi.

Việc lựa chọn thành phần để chế tạo mascara cũng phụ thuộc nhiều vào phương pháp sản xuất. Hiện có hai phương thức chính, phương thức đầu tiên là sản xuất khan. Trong đó, tất cả các loại sáp, dầu, và các sắc tố sẽ được trộn lẫn theo tỉ lệ nhất định, lắc đều, nung nóng. Kết quả là một chất bán rắn đã sẵn sàng để được đóng gói và bán. Phương pháp thứ hai được gọi là emulsion và sản phẩm tạo ra cũng là một chất bán rắn, nhưng chu trình sản xuất rất khác biệt. Đầu tiên là trộn lẫn nước và chất làm đặc. Song song với đó là hòa trộn sáp và chất chuyển thể sữa rồi đun nóng lên. Bước thứ ba là trộn sắc tố vào hai hỗn hợp trên một cách riêng biệt và cuối cùng là trộn lẫn tất cả để được một sản phẩm đồng hóa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét